Hệ thống tài chính trong doanh nghiệp được ví như hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể nuôi tất cả các bộ phận và toàn thể. Tài chính có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động như các khoản phải thu, phải trả.
Quản lý hệ thống tài chính sao cho có lợi nhuận đều quy về bài toán tài chính giản dị.
Tất cả bài toán tài chính đều quy về các dạng: doanh thu - chi phí, nguồn thu - vốn đầu tư, lợi nhuận = doanh thu - chi phí, thu nhập ròng = thực thu - thực chi...
Các khoản chi phân bổ cho các lĩnh vực là (1) nhân lực, công nghệ, tổ chức, quy trình; và (2) khách hàng (và đối tác), tài chính.
Trong khi đó, các khoản thu lại chỉ đến từ khách hàng và lĩnh vực tài chính mà thôi.
Khi tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, ta đừng bỏ sót khoản mục chi hoặc thu nào và mức độ ưu tiên giải quyết để tăng thu, giảm chi đến hết mức nhằm tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải bốn vấn đề khi giải bài toán tài chính. Đó là:
• Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán, thiếu phân tích nên không thấy hết nguồn thu, không cắt giảm được chi phí.
• Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ rốt ráo dễ dẫn đến thiếu tiền.
• Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm lãng phí vốn.
• Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.
Công cụ kế toán kết hợp với các nguyên tắc thu chi, kiểm định nội bộ có thể giải quyết được các vấn đề này.
Nguyên tắc thu chi
Nguyên tắc thu chi cần đảm bảo vấn đề:
• Có kế hoạch (nhất là kế hoạch dòng tiền)
• Cân đối thu chi
• Chi đầu tư và ROI (thu lại vốn đầu tư)
“Tăng thu, giảm chi” nghe có vẻ đơn giản nhưng không có chi (đầu tư) làm sao có nguồn thu? Cần tách bạch giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều khi mù quáng cắt hết khoản đầu tư cho phát triển, chỉ nhằm vào những hoạt động đẻ ra tiền ngay với lý do giảm chi để cắt lỗ mà không đánh giá kỹ kết quả đầu tư sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không còn sản phẩm sáng tạo, hoặc không có sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Một nguyên tắc cố thủ khác: “Có thu mới có chi - liệu cơm gắp mắm” với lý do an toàn tài chính nhưng lúc muốn phát triển cũng dẫn đến bài toán cân đối đầu tư như trên.
Kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định như dự báo doanh thu, chi phí... và các báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập...) vài năm trước đó để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp. Nhưng tình hình thực tế thay đổi rất nhanh nên để có phản ứng linh hoạt hơn ta có thể lập mô hình tài chính.
Mô hình tài chính (financial model) là mô hình cho thấy tình trạng tài chính thực tế của doanh nghiệp. Nó bao gồm quá khứ, hiện tại và dự đoán nhiều năm liên tục cho các bản báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập...). Quá trình lập mô hình tài chính như sau:
• Báo cáo tài chính của công ty trong quá khứ (doanh nghiệp khởi nghiệp không có).
• Các giả định bao gồm ý định của nhà đầu tư, thông tin về thị trường, tình hình cạnh tranh, các báo cáo về ngành kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, mô hình kinh doanh, từ đó đưa ra hết các giả định về thu và chi (giá thành, giá bán...).
• Lập báo cáo dự đoán “kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
• Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền.
• Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp so sánh (lựa chọn các doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong cùng ngành nghề để so sánh với doanh nghiệp cần định giá, thu thập và điều chỉnh các dữ liệu và chỉ số tài chính trước khi áp dụng định giá bằng phương pháp số nhân).
• Tổng hợp và liên kết hai phương pháp định giá để ra giá trị cuối cùng của doanh nghiệp, thể hiện bằng đồ thị định giá.
Quản lý hệ thống tài chính sao cho có lợi nhuận đều quy về bài toán tài chính giản dị.
Tất cả bài toán tài chính đều quy về các dạng: doanh thu - chi phí, nguồn thu - vốn đầu tư, lợi nhuận = doanh thu - chi phí, thu nhập ròng = thực thu - thực chi...
Các khoản chi phân bổ cho các lĩnh vực là (1) nhân lực, công nghệ, tổ chức, quy trình; và (2) khách hàng (và đối tác), tài chính.
Khái niệm quản trị tài chính trong doanh nghiệp |
Trong khi đó, các khoản thu lại chỉ đến từ khách hàng và lĩnh vực tài chính mà thôi.
Khi tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, ta đừng bỏ sót khoản mục chi hoặc thu nào và mức độ ưu tiên giải quyết để tăng thu, giảm chi đến hết mức nhằm tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải bốn vấn đề khi giải bài toán tài chính. Đó là:
• Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán, thiếu phân tích nên không thấy hết nguồn thu, không cắt giảm được chi phí.
• Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ rốt ráo dễ dẫn đến thiếu tiền.
• Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm lãng phí vốn.
• Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.
Công cụ kế toán kết hợp với các nguyên tắc thu chi, kiểm định nội bộ có thể giải quyết được các vấn đề này.
Nguyên tắc thu chi
Nguyên tắc thu chi cần đảm bảo vấn đề:
• Có kế hoạch (nhất là kế hoạch dòng tiền)
• Cân đối thu chi
• Chi đầu tư và ROI (thu lại vốn đầu tư)
“Tăng thu, giảm chi” nghe có vẻ đơn giản nhưng không có chi (đầu tư) làm sao có nguồn thu? Cần tách bạch giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều khi mù quáng cắt hết khoản đầu tư cho phát triển, chỉ nhằm vào những hoạt động đẻ ra tiền ngay với lý do giảm chi để cắt lỗ mà không đánh giá kỹ kết quả đầu tư sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không còn sản phẩm sáng tạo, hoặc không có sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Một nguyên tắc cố thủ khác: “Có thu mới có chi - liệu cơm gắp mắm” với lý do an toàn tài chính nhưng lúc muốn phát triển cũng dẫn đến bài toán cân đối đầu tư như trên.
Kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định như dự báo doanh thu, chi phí... và các báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập...) vài năm trước đó để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp. Nhưng tình hình thực tế thay đổi rất nhanh nên để có phản ứng linh hoạt hơn ta có thể lập mô hình tài chính.
Mô hình tài chính (financial model) là mô hình cho thấy tình trạng tài chính thực tế của doanh nghiệp. Nó bao gồm quá khứ, hiện tại và dự đoán nhiều năm liên tục cho các bản báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập...). Quá trình lập mô hình tài chính như sau:
• Báo cáo tài chính của công ty trong quá khứ (doanh nghiệp khởi nghiệp không có).
• Các giả định bao gồm ý định của nhà đầu tư, thông tin về thị trường, tình hình cạnh tranh, các báo cáo về ngành kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, mô hình kinh doanh, từ đó đưa ra hết các giả định về thu và chi (giá thành, giá bán...).
• Lập báo cáo dự đoán “kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
• Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền.
• Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp so sánh (lựa chọn các doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong cùng ngành nghề để so sánh với doanh nghiệp cần định giá, thu thập và điều chỉnh các dữ liệu và chỉ số tài chính trước khi áp dụng định giá bằng phương pháp số nhân).
• Tổng hợp và liên kết hai phương pháp định giá để ra giá trị cuối cùng của doanh nghiệp, thể hiện bằng đồ thị định giá.
nguồn: pace.edu.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét