Khái niệm và phương pháp xác định tỷ giá hối đoá

Khái niệm 
Khi thực hiện các giao dịch tiền tệ trên thị trường tiền tệ, các chủ thể kinh doanh tùy theo khả năng tham gia thị trường sẽ hình thành quan hệ cung cầu giữa hai đồng tiền và hình thành nên giá cả cân bằng của hai đồng tiền đó. Hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ nên tỷ giá hối đoái được định nghĩa khác nhau tùy theo mục đích hoạt động của chủ thể tham gia thị trương.

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về mặt giá trị giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. Chẳng hạn, tỷ giá hối đoái giữa Bảng Anh và Đô la Mỹ là 1,8235, có nghĩa là quan hệ so sánh về giá trị giữa hai đồng tiền này 1 Bảng Anh bằng 1,8235 Đô la Mỹ hay 0.5484 Bảng Anh tương đương 1 Đô la Mỹ. Cách định nghĩa này không cho thấy bản chất của tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ được hình thành do quan hệ cung cầu và không cho phép các nhà kinh doanh tiền tệ lựa chọn được các phương thức kinh doanh phù hợp.


Mặt khác, về bản chất, tỷ giá hối đoái chính là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước khác. Do đó, tỷ giá hối đoái được định nghĩa là “giá cả mà tại mức giá đó một đơn vị tiền tệ được đổi lấy một số đơn vị tiền tệ khác” hoặc “ tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơ vị tiền tệ được thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác”. Chẳng hạn, một nhà nhập khẩu Mỹ bỏ ra 180.000 Đô la Mỹ để mua một tờ Séc có mệnh giá là 100.000 Bảng Anh. Như vậy, giá 1 Bảng Anh bằng 1,8 Đôla Mỹ.Tỷ giá hối đoái được xác định là 180000

USD/100000 GBP = 1,8 USD/GBP

Định nghĩa tỷ giá hối đoái như trên cho thấy bản chất tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ, nó gắn với quan hê cung cầu về đồng tiền đó trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi Cách định nghĩa này cũng giúp cho các nhà kinh doanh và các tổ chức tài chính có thể tính toán được giá cả tiền tệ, xây dựng các phương án kinh doanh tiền tệ và thanh toán tiền hàng sao cho có lợi nhất. Cách định nghĩa này cũng cho thấy phương pháp có thể áp dụng để phân tích sự biến động và dự báo tỷ giá hối đoái là trên cơ sở các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến cung cầu một đồng tiền.
Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (1997) định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đông Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố, Bảng tỷ giá giao dịch được công bố theo ngày trên cơ sở tỷ giá của thị trường liên ngân hàng và các ngân hàng thương mại được quyền giao dịch trên cơ sở tỷ giá công bố và biên độ dao động do ngân hàng nhà nước qui định.

Từ khái niệm tỷ giá hối đoái , tùy thuộc vào mục đích kinh doanh và sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa, dịch vụ thế giới mà phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau.

Trong hệ thống tiền tệ và thanh toán quốc tế dựa trên cơ sở bản vị vàng, tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng giữa hai đông tiền với nhau, còn gọi là trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity). Chẳng hạn,hàm lượng vàng của một Bảng Anh (GBP) là 2,1328 gam và của Đôla Mỹ (USD) là 0,7366, tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là:

1 GBP == 2,8954 USD

Tỷ giá hối đoái xác định theo phương pháp này phổ biến trong chế độ lưu thông tiền vàng và tiền giấy được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới với hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế hàng hóa, dịch vụ phát triển cao, tiền tệ được xem là phương tiện thanh toán giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở so sánh sức mua của cả hai đồng tiền hay trên cơ sở cân bằng sức mua ( Purchasing Power Parity). Chẳng hạn, hàng hóa X mua bằng Đôla Mỹ với giá là 10 USD, mua bằng Đôla ÚC có giá trị là 15 AUD, trên cơ sở cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là:

1USD == 1,5 AUD

Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu sử dụng tỷ giá hối đoái tính theo cân bằng sức mua để so sánh giá cả hàng hóa, dịch vụ, xây dựng các phương án kinh doanh xuât nhập khẩu, tính hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các ngiệp vụ hải quan. Tỷ giá trên cơ sở cân bằng sức mua cũng cho thấy sức mua của các đồng tiền, tạo cơ sở để so sánh sức mua của các khoản thu nhập. Tỷ giá này không sử dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh thị trường, tín dụng và thanh toán quốc tế

Hiện nay, thị trường tiền tệ hoạt động ở trình độ cao, kinh doanh tiền tệ với các phương thức đa dạng, khối lượng tiền tệ mua bán cao hơn nhiều lần khối lượng hàng hóa, dịch vụ. Trong điều kiện thanh toán, lưu giữ giá trị, thực hiện tín dụng mà là hàng hóa được mua bán trên thị trường. Vì vậy, tỷ giá hối đoái phản ánh quan hệ cung cầu tiền tệ, được hình thành trên thị trường tiền tệ, không tùy thuộc vào việc mua bán đồng tiền đó cho mục đích gì. Tỷ giá hối đoái do các nhân tố thị trường quyết định nên không phải là tỷ giá tính toán, không thể quy định được mà chỉ can thiệp thông qua tác động vào các nhân tố thị trường. Một khi tỷ giá đã được hình thành và biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường, các hoạt động đầu cơ , mua bán ngoại tệ, tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế đều lấy tỉ giá thị trường làm cơ sở.
nguồn:  quantri.vn

Nhận xét