Một số khái niệm cơ bản về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây việc đưa lao động của một quốc gia ra khỏi phạm vi của nước đó để làm việc trên một quốc gia khác đã trở nên quen thuộc với số lượng ngày càng tăng. Đó là do sự phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu đang có những chuyển biến về chất và không đồng đều giữa các nước dựa trên cơ sở phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật.Thực tế cho thấy, sức lao động của các quốc gia có dư thừa lao động đến giai đoạn hiện nay đã được xem như là một loại hàng hoá có thể mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho ngân sách quốc gia.


Do vậy để nghiên cứu về xuất khẩu lao động trước hết cần phải tìm hiểu và làm rõ các khái niệm có liên quan:

– Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế.

– Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao động (không kể những nguời mất khả năng lao động) và những ngưòi ngoài tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).

– Sức lao động: Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải xã hội, nó phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. Trong nền kinh tế hàng hoá sức lao động là một hàng hóa đặc biệt vì nó có giá trị và giá trị sử dụng các hàng hoá khác, ngoài ra hàng hoá sức lao động còn là một sản phẩm có tư duy, có đời sống tinh thần. Thông qua thị trường lao động, sức lao động được xác định giá cả. Hàng hoá sức lao động cũng tuân theo quy luật cung – cầu của thị trường. Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động (tiền công) thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động, giá cả sức lao động sẽ trở nên cao hơn.

– Thị trường lao động: là nơi diễn ra quan hệ thương lượng về việc làm giữa người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động) theo nguyên tắc thỏa thuận về việc làm, tiền công và các điều kiện làm việc khác bằng hình thức hợp đồng lao động theo pháp luật lao động quy định. Trong mỗi xã hội, nơi nào xuất hiện nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽ hình thành nên thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông muốn tìm việc phải thông qua thị trường lao động. Về mặt thuật ngữ, “Thị trường lao động” thực chất phải được hiểu là “Thị trường sức lao động” để phù hợp với khái niệm của tổ chức lao động quốc tế: Thị trường lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế, nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực mua bán, trao đổi và thuê mướn sức lao động. Trên thị trường lao động, mối quan hệ được thiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng lao động. Qua đó, cung-cầu về lao động ảnh hưởng tới tiền công lao động và mức tiền công lao động cũng ảnh hưởng tới cung- cầu lao động.

– Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hoá sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.

Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá cả tăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng.

– Cung lao động: là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng thì lượng cung lao động tăng và ngược lại.

Xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủ yếu dựa vào quan hệ cung – cầu lao động. Nó chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường. Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập khẩu lao động từ đod cần phải xác định chặt chẽ số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động hợp lý. Mặt khác, bên cung có mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy, muốn cho loại hàng hoá đặc biệt này chiếm đựơc ưu thế trên thị trường lao động, bển cung phải có sự chuẩn bị và đầu tư để được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động cao.
nguồn: luanvanaz.com

Nhận xét